Mách bạn một số kinh nghiệm hàn đúng cách để bảo vệ đầu mũi hàn hakko
Đối với máy hàn thì mũi hàn rất quan trọng. Hiện nay mũi hàn Hakko là một trong những vật dụng rất phổ biến trong các ngành điện, điện tử, chế tác các linh kiện…hay là khi bạn dùng để sửa một số vật dụng điện tử đơn giản trong nhà cũng đều cần dùng đến nó.
Công việc hàn thiếc trên bảng mạch hay trên dây nối, vật liệu điện tử thì cũng giống như khi dán kéo. Bạn nên phết keo 2 mặt cần dán để tránh chênh lệch đột ngột và có sự thẩm thấu từ chất lỏng sang chất rắn. Đồng thời hai chất giống nhau, có sức căng bề mặt giống nhau sẽ dễ dàng hoà nhập dính ướt vào nhau nhất theo quy luật vật lý.
Thông số kỹ thuật bạn có thể quan tâm
- Sử dụng cho mỏ hàn Hakko 936 và các loại mỏ hàn tương tự có mã hàng 93
- Chọn trong phân loại hàng
- Chất liệu: Kim loại
- Xuất xứ: Nhật
- Mũi hàn được mạ lớp kim loại bắt nhiệt
- Phù hợp sử dụng cho tay hàn Hakko 907 (Máy hàn Hakko936, Hakko937)
Hàn đúng cách là phải bảo vệ đầu mũ hàn tốt
Kim loại lỏng có sức căng bề mặt lớn nhưng nó vẫn là chất lỏng, vẫn mao dẫn và thẩm thấu như mọi chất lỏng khác. Vì vậy khi hàn nhiệt nên tráng thiếc 3 thứ:
- Đầu mũi hàn
- Đầu dây
- Vị trí hàn
Khi mũi hàn tiếp xúc chân linh kiện, mạch và thiếc. Sau đó, thiếc nóng lên dần dần, bắt đầu tan chảy và chảy dần bao quanh linh kiện, mạch, mỏ hàn với thời gian theo quy định.
Nếu bạn không chú ý thời gian, thì khi quá thời gian đó nó có thể đốt cháy linh kiện và làm lệch chỉ số do quá nhiệt.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm “HAKKO-493” tại link này nhé. Chúc bạn tìm được sản phẩm phù hợp nhất!
Tráng thiếc 3 thứ trên chính là phương pháp tốt nhất để:
+ Tạo nên một lớp bảo vệ đầu mũi hàn bằng đồng chống ô xi hoá và tản nhiệt.
+ Đánh gỉ dây dẫn hay chân linh kiện rồi tráng qua thiếc thật nhanh để loại bỏ các tap chất, giúp thiếc hàn bám chắc, thẩm thấu sâu vào bề mặt trầy xước của chân linh kiện và các dây dẫn. Chính vì vậy, chân kiện và các dây dẫn rất chắc và sạch. Đồng thời làm ấm chân linh kiện hoặc dây dẫn trước khi hàn dính.
+ Tráng thiếc riêng vị trí hàn giúp cả giọt thiếc hàn tạo áp lực chảy xuống trám kín lấp đầy lỗ kinh kiện, giọt thiếc đó sẽ tản nhiệt từ từ ra xung quanh bảng mạch, tạo cân bằng nhiệt cho bảng mạch tránh được nứt gãy vật liệu sau này. Tránh lung rụng các linh kiện xung quanh trong quá trình sử dụng.
+ Việc giữ mũi hàn 8 đến 10 giây là tốt với mối hàn lớn, còn mối hàn nhỏ, vi mạch thì không nên, vì linh kiện rất dễ cháy hỏng hay sai lệch chỉ số vĩnh viễn đặc biệt với linh kiện bán dẫn silic.
Nếu không tráng thiếc thì khác chất liệu, khác sức căng bề mặt, khác nhiệt độ:
- Khi giọt thiếc hàn tiếp xúc với bề mặt vật liệu có nhiệt độ chênh lệch đó và không đồng chất, ngay lập tức nó đông cứng lại thì sẽ không đảm bảo được độ bền cho mũi hàn. Do đó, bạn cần phải giữ mũi một lúc lâu, nếu không thì linh kiện sẽ sai số và hỏng.
- Các bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhỏ giọt thiếc hàn xuống bề mặt có nhiệt độ bình thường , khi đó nhiệt độ sẽ giảm đi nhanh chóng và có thể cậy ra một cách dễ dàng.
- Nhỏ xuống bề mặt đã tráng thiếc hàn có nhiệt độ nhất định thì nhiệt độ sẽ giảm đi từ từ và dính cực kỳ chặt và bền bỉ với nhiệt độ.
Với những kinh nghiệm trên, hy vọng rằng khách hàng có thể hàn đúng cách để có thể bảo quản sản phẩm an toàn và bền lâu.